info@luatminhanh.vn
0904.688.288

Công Ty Luật tại Bắc Giang

“Giá trị của chúng tôi – niềm tin của bạn”.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Bắc Giang

#Quan hệ hợp đồng gắn kết các bên bởi lợi ích, vì vậy, quan hệ này cũng dễ phát sinh tranh chấp khi có xung đột về lợi ích. Khi có tranh chấp các bên thường tìm đến các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau để giải tỏa xung đột, bất đồng, mâu thuẫn về lợi ích, tạo lập lại sự cân bằng về lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được. Bài viết sau đây của Luật Minh Anh sẽ làm rõ vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Bắc Giang.

Giai quyet tranh chap hop dong tai Bac Giang

Đặc điểm của giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Bắc Giang

Các đặc điểm cơ bản của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng là:

Thứ nhất, các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng có quyền tự định đoạt phương thức giải quyết tranh chấp. Do tranh chấp hợp đồng tại Bắc Giang phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng, nên luôn luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp. Trong trường hợp có điều khoản thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp thì các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức như: Thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án. Có trường hợp phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng sẽ bị ràng buộc bởi thỏa thuận trong hợp đồng hoặc cũng có trường hợp do bên bị vi phạm tự lựa chọn phương thức phù hợp.

Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thường mang yếu tố tài sản (vật chất hay tinh thần) và gắn liền lợi ích các bên trong tranh chấp.

Thứ ba, nguyên tắc giải quyết các tranh chấp hợp đồng tại Bắc Giang là bình đẳng, thỏa thuận.

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Bắc Giang

Thứ nhất, phương thức thương lượng

  • Đặc điểm: Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức, không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt của các bên theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015).
  • Ưu điểm:

+ Là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, thủ tục tiến hành linh hoạt, mềm dẻo.

+ Có thể duy trì khả năng hợp tác các bên.

+ Giữ được uy tín và bí mật của các bên.

  • Nhược điểm:

+ Khi một hoặc hai bên không có thái độ nỗ lực hợp tác, thiếu sự thiện chí, trung thực trong quá trình thương lượng thì khả năng thành công là rất mong manh, kết quả thương lượng thường bế tắc

+ Kết quả thương lượng không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lí mang tính bắt buộc. Do vậy, dù các bên có đạt được thỏa thuận để giải quyết vụ tranh chấp thì việc thực thi kết quả thương lượng cũng vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện của bên phải thi hành.

Thứ hai, phương thức hòa giải

  • Đặc điểm: Là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
  • Ưu điểm:

+ Là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, ít tốn

kém.

+ Các bên hòa giải thành thì không có kẻ thắng người thua nên không

gây ra tình trạng đối đầu giữa các bên, vì vậy duy trì được quan hệ hợp tác vẫn có giữa các bên.

+ Các bên dễ dàng kiểm soát được việc cung cấp chứng cứ và sử dụng chứng cứ đó giữ được các bí quyết kinh doanh và uy tín của các bên.

+ Hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện có điều kiện của các bên, nên khi đạt được phương án hòa giải, các bên thường nghiêm túc thực hiện.

  • Nhược điểm:

+ Hòa giải có thể không được tiến hành nếu như không có sự đồng ý của các bên;

+ Thoả thuận hoà giải không có tính bắt buộc như thoả thuận trọng tài; Thoả thuận giải quyết bằng hoà giải không được bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay của toà án;

+ Người thiếu thiện chí sẽ lợi dụng thủ tục hòa giải để trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ của mình và có thể đưa đến hậu quả là bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài vì hết thời hạn khởi kiện.

Thứ ba, phương thức Trọng tài:

  • Đặc điểm: Là phương thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên tự nguyện lựa chọn một bên thứ ba trung lập, khách quan, là trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài đứng ra giải quyết tranh chấp, bất đồng phát sinh.
  • Ưu điểm:

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng; trọng tài viên thường là người chuyên gia giỏi và có uy tín, không bị chi phối bởi bất kỳ tác động nào;

+ Giữ kín được bí mật kinh doanh và uy tín của các bên vì xét xử kín;

+ Phù hợp nhất cho việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài vì không mang tính quyền lực tư pháp của Nhà nước.

  • Nhược điểm:

+ Chi phí trọng tài cao;

+ Trọng tài có thể gặp khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp; đặc biệt là tranh chấp phức tạp; về những vấn đề như: xác minh thu nhập chứng cứ, triệu tập nhân chứng,… do trọng tài không có bộ máy giúp việc và có cơ quan thi hành, cưỡng chế như Tòa án;

+ Phán quyết của trọng tài có thể bị yêu cầu Tòa án xem xét lại.

Thứ tư, phương thức Tòa án

  • Đặc điểm: là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Việc giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
  • Ưu điểm:

+ Tòa án là cơ quan xét xử nhân danh nhà nước nên bản án quyết định của tòa được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Sau khi bản án, quyết định có hiệu lực thì cơ quan thi hành án là cơ quan chuyên trách và có đầy đủ bộ máy, phương tiện để thi hành bản án, quyết định đó;

+ Giải quyết bằng tòa án có thể qua nhiều cấp xét xử vì thế đảm bảo bản án, quyết định đó được chính xác, công bằng, khách quan, đúng pháp luật; + Giải quyết bằng tòa án có thể qua nhiều cấp xét xử vì thế đảm bảo bản án, quyết định đó được chính xác, công bằng, khách quan, đúng pháp luật.

  • Nhược điểm:

+ Thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu tính linh hoạt;

+ Thủ tục tố tụng của Toà án quy định nguyên tắc xét xử công khai, có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể tham dự phiên Toà. Điều này không bảo đảm nguyện vọng của các bên trong trường hợp cần giữ kín những thông tin liên quan đến hoạt động của mình;

+ Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo. Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài, có thể phải qua nhiều cấp xét xử, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh;

+ Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt.

Những lưu ý khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Bắc Giang

Thứ nhất, cần so sánh các ưu, nhược điểm giữa các phương  thức và lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình để có được phương thức giải quyết hiệu quả nhất.

Thứ hai, các tiêu chí để lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Bắc Giang được thừa nhận rộng rãi, gồm: tính khẩn cấp của vụ việc; yếu tố chuyên môn; chi phí; tính bảo mật; khả năng cưỡng chế thi hành; việc tham gia kiểm soát quá trình bởi các bên.

Thứ ba, khi cần giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Bắc Giang, các bên nên lựa chọn dịch vụ pháp lý của Luật sư cung cấp để được tư vấn lựa chọn phương thức phù hợp và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình tốt nhất. Luật sư là những người ngoài việc nắm vũng các phương thức giải quyết tranh chấp còn có khả năng đánh giá, phân tích, vận dụng thích hợp đối với từng trường hợp; có kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết thuận lợi nhất.

Tổng đài tư vấn 0904 688 288 Email: info@luatminhanh.vn
Nội dung liên quan
Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn
Xin chào ! Chúng tôi có thể giúp gì được bạn !
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI